Nội dung kiểm định thang máy

Sau khi công việc lắp đặt thang máy gia đình của quý khách được hoàn thiện, công tác kiểm định chất lượng thang máy sẽ được Công ty Thang máy Sinyoung Tech Vina mời đơn vị kiểm định độc lập của nhà nước tiến hành kiểm định, quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn Thang máy điện do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình, nội dung kiểm định thang máy này được hiểu như sau:
a.Thang máy: thiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng, di chuyển theo các rail dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 150 so với phương thẳng đứng.
b. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thang máy lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
c. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
d. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy;
– Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH BAO GỒM NHỮNG NỘI DUNG SAU 

1. TIÊU CHUẨN AN TOÀN ÁP DỤNG

– TCVN 6395-2008: Thang máy điện- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt .
– TCVN 6904-2001: Thang máy điện- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
– TCVN 6396-1998: Thang máy thuỷ lực- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
– TCVN 6905-2001: Thang máy thuỷ lực- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
– TCVN 7628-2007: Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng?
– TCVN 5867-1995: Thang máy – Cabin more, đối trọng, ray dẫn hướng yêu cầu an toàn.

2. PHƯƠNG TIỆN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN

Yêu cầu về phương tiện kiểm định: Các phương tiện kiểm định phải phù hợp với tiêu chuẩn Quốc Gia, với đối tượng kiểm định và phải được kiểm chuẩn, có độ chính xác phù hợp với qui định của cơ quan chức năng có thẩm quyền, bao gồm những loại sau:
– Thiết bị đo điện trở cách điện.
– Thiết bị đo điện trở tiếp đất.
– Thiết bị đo dòng điện.
– Thiết bị đo hiệu điện thế.
– Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay.
– Các thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở.
– Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
– Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần.
Các phương tiện trên được các trung tâm kiểm định trang bị cho các kiểm định viên, ngoài ra các phương tiện này còn phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo độ chính xác.
noi dung kiem dinh thang may

3. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THANG MÁY

Khi kiểm định lần đầu, kiểm định hàng năm, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường, cơ quan kiểm định phải tiến hành lần lượt theo các bước sau:
– Kiểm tra bên ngoài.
– Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải.
– Các chế độ thử tải – Phương pháp thử.
– Xử lý kết quả kiểm định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *